Về
một nền nghệ thuật mới đích thực
Trải qua dòng thời gian loài người học hỏi
liên tục trông cậy vào sự tiến bộ và luôn luôn chú ý đến sự đổi mới.
Nghệ thuật Tây phương khoảng hai trăm năm nay
nỗ lực vận động phát triển theo con đường đó.
Tuy nhiên đó là một sự lựa chọn ngây thơ, nóng
vội
Thật vậy, đáng nhẽ phải trông cậy vào quá
trình tự vận hành của sự tiến bộ, thì lại chỉ trông cậy vào kết quả của sự tiến
bộ, vì thế nên nghệ thuật phương Tây hiện đang rơi vào tình trạng khá ảm đạm, dần
dần mất cái khả năng tiếp cận được với cái hiện tại sống động đang diễn ra.
Trong nghệ thuật, văn thơ phải luôn luôn sáng
tạo để tồn tại. Lòng mong muốn vươn tới một sự hoàn thiện được xem như tùy thuộc
vào khả năng tạo nên những thực tế mới, những giá trị mới, khám phá những sự thật
căn bản thăm dò phần thâm sâu và tươi mát của cái hiện tại sống động.
Thích thú cái mới, ước muốn được luôn thay đổi
bằng mọi giá, mê say cái mới, cái khác người, cố tìm một cách vô vọng cái bên
ngoài nghệ thuật văn chương bằng những mảnh vụn của cái hiện thực sống động
thông qua cái tâm trí vẩn đục tham vọng, thì đó chỉ là phản ánh một sự nghèo
nàn trong tâm hồn…
Khao khát cái mới đến từ một sự thèm muốn ích
kỉ luôn tự ám thị mình thì chỉ tạo ra các tác phẩm được nuôi dưỡng từ tư duy
đơn giản và như thể là tự mình bịt mất con đường của sự sáng tạo từ tâm thức
sáng suốt, minh triết là cội nguồn tối hậu của sáng tạo nghệ thuật mới đích thực.
Từ
1990 ở nước ta ngày càng có đông người tham dự vào những niềm vui sáng tạo văn
chương, nghệ thuật. Trong quá khứ điều này chỉ dành riêng cho một số không nhiều
văn nghệ sĩ
Xã hội Việt Nam trong gần 100 năm nay luôn phải
chấp nhận những sự khác biệt vào những thời kỳ khác nhau của lịch sử trong quá
trình tiến hóa của mình, từ những xã hội cổ xưa (phong kiến) đến một xã hội hiện
đại mang tên xã hội chủ nghĩa đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Trong bối cảnh
đó, người nghệ sĩ luôn cố gắng tìm mọi cách muốn tự khẳng định mình là một điều
quá mạo hiểm. Nhất là lại luôn muốn buông thả mình cho trí tưởng tượng ồn ào ngạo
mạn của tư duy khoa học thực chứng duy vật mà lãng quên (đúng hơn là đã bỏ qua)
sự trầm tư và suy tưởng, thì chỉ đến được một thế giới nghệ thuật dễ dãi của
tâm trí đầy ồn ào xáo trộn, không thể nghe được nhịp đập thầm thì nhưng rất mạnh
mẽ của cuộc sống, trong khi cái thế giới của nghệ thuật đích thực thiêng liêng
lại nằm trong bản chất của cái hiện thực sống động chỉ có thể tìm thấy trong
sáng tạo của tâm thức. Nghệ thuật không chỉ gợi lên những đam mê để tạo ra những
hình dáng hay biểu tượng hoàn toàn mới mà còn phải thức tỉnh còn để tìm hiểu,
nhận thức và đi vào con đường hạnh phúc thực sự của tâm linh.
Không chạy theo cái mới dễ dãi thời thượng nghèo nàn thì người nghệ sĩ
phải có thái độ mềm dẻo sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống. Phải luôn luôn
giữ trong tâm sự sáng suốt thì sẽ được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những
thay đổi của xã hội và của thế giới. Và đó cũng là điều kiện tiên quyết cần thiết
để tiếp cận cái bản chất tận cùng tối hậu của cái thực tại sống động
Phải có được sự hiểu biết thật sâu xa về cái hiện
thực sống động. Nếu không làm như vậy lao động của nguời nghệ sĩ chỉ phí công
vô ích và sẽ liên tục bị dằn vặt để có được những gì mà thật sự không cần đến.
Vì vậy có lẽ người nghệ sĩ nên sống giản dị, tránh không bị quá khứ, tương lai
ám ảnh, tránh không bị cuốn vào cơn lốc đang cuốn rất nhiều nghệ sĩ ở phương
Tây vật vã tìm hướng đi cho hoạt động nghệ thuật của mình. Thay đổi hay canh
tân là đặc tính của hành động người nghệ sĩ trong bối cảnh thời gian và không
gian. Nhưng xem ra hầu hết các người làm nghệ thuật Phương Tây đang rất đau
lòng vì cái khao khát thay đổi đó.
Măc dù được lao mình vào những cơn lốc tòi
sáng tạo trong một môi trường tự do cởi mở. Nhưng thật buồn thay, nhìn chung những
sáng tạo mới nhất nằm trong sự phát triển nghệ thuật văn học lại đang đần dần lộ
nguyên hình là giả trá, dễ dãi và lòe bịp thiên hạ. Bản thể cái hiện thực sống
động rất khó nắm bắt và vô cùng phức tạp. Nó tích hợp giữa trật tự và hỗn loạn,
giữa xây dựng và phá hủy. Nếu người nghệ sĩ lãng quên đời sống nội tâm, không
bình tĩnh, chịu khó phân tích trước khi khao khát cái mới thì rõ ràng sự khao
khát này sẽ không lấp đầy những trống trải của tâm hồn mình
Người nghệ sĩ luôn luôn tham vọng không bằng
lòng với những cái gì sẵn có, luôn muốn xem xét lại cẩn thận những điều mà ông
bà tổ tiên truyền lại và không xem đó là khuôn vàng thước ngọc để rồi dưới ánh
sáng của sư hiểu biết của kinh nghiệm mà giữ lại cái gì nên giữ và loại bỏ cái
gì nên bỏ thì, nếu không có tham vọng đó, tư tưởng người nghệ sĩ chỉ là một giấc
ngủ dài lười biếng mà thôi.
Đúng thế, nhưng để khỏi rơi vào giấc ngủ đó, để
thức tỉnh thì người nghệ sĩ phải dành cả cuộc đời cho việc khám phá nội tâm
mình. Nên nhớ đó là một cố gắng bền bỉ để có thể làm vỡ tan cái vỏ ảo tưởng vốn
sẵn có ở trong chính tâm hồn mình.
Một cuộc khám phá nội tâm mình cũng sâu sắc
như khám phá thế giới hiện thực sống động bên ngoài. Kinh nghiệm đó luôn tươi
mát, mới mẻ. Nó cũng đầy rẫy phiêu lưu và chướng ngại. Không phải là việc dựa
vào những kiến thức kinh điển có sẵn mà chúng ta phải kinh qua các bài học
trong giây phút hiện tại của đời sống thực tại hàng ngày. Người nghệ sĩ phải biết
sử dụng mọi hoàn cảnh tốt xấu trong cuộc đời, đối mặt với bao nhiêu là tư tưởng
xuất hiện trong trí óc mình đang trói buộc mình và phải tìm cách chạy thoát khỏi
chúng.
Phương pháp tư duy nghệ thuật duy vật máy móc
đã đạt đến đỉnh cao sự khinh miệt nếp sống
minh triết cá nhân, đã bịt lối con đường khai phá đời sống nội tâm người nghệ
sĩ, thay vào đó chỉ đưa dắt người nghệ sĩ quan tâm tới những chuyển động cái thế
giói bên ngoài tâm hồn mình đầy nhũng cạm bẫy nguy hiểm. Từ hai thế kỷ nay,
loài người bị cuốn vào cơn mê chờ đợi sự giải phóng con người bằng những giải
pháp do lịch sử và tập thể dựng nên. Và có thể cũng vì sự thiếu thốn trong tâm
hồn, sự vắng bóng của đạo đức và minh triết cá nhân nên những cơn mê này thường
vỡ mộng
Mỗi
nghệ sĩ đương đại cần tìm cho mình một ý nghĩa cho cuộc đời cũng như một sự cởi
mở trong tâm hồn. Mỗi giây phút chuyển hóa tâm linh ấy sẽ nâng đỡ người nghệ sĩ
dần tìm ra con đường đích thực hoạt động nghệ thuật của mình
Nói đơn giản, sự tản mát về nhận thức làm
chúng ta xa rời sự chuyển biến nội tâm. Vì lẽ ta không thể cải tạo nghệ thuật nếu
người nghệ sĩ không tự cải tạo chính mình trước.
Bản chất của nghệ thuật mới là diễn tả những
bi kich bất hạnh của đồng loại và cũng là của chính người nghệ sĩ. Vì thế, khi
người nghệ sĩ còn chưa nêm trải sự đau khổ thì làm sao có được giá trị đích thực
của tinh thần để mà tiếp cận được cái bản chất của nghệ thuật mới đang chìm lăn
trong cái hiện thực sống động.
Nguồn gốc của đau khổ hay nói cách khác,
chỉ có đau khổ thì ta mới đi tới sự hiểu biết được. Và qua sự hiểu biết này người
ta đánh giá đẳng cấp của người nghệ sĩ
Những tác phẩm nghệ thuật mới dễ dãi thường
mang đến những lạc thú quyến rũ nhất thời. Nó cũng đồng thời đem đến sự khoái lạc
phù du, sự thỏa thích nông cạn khiến người sinh ra nó và người tiếp nhận nó dễ
dàng sa ngã, rốt cuộc chỉ mang đến thất vọng. Nhưng ngược lại, nghệ thuật mới
đích thực thì đầy khắc nghiệt, từ người nghệ sĩ đến đám đông tiếp xúc với nó đều
phải cố gắng để chiến thắng bản thân, phải đương đầu với "sự đau khổ của
cái hiểu biết", dần dần thu nhận nó và lúc đó con đường minh triết nội tâm
bắt đầu ló dạng và theo sau là một sự thanh thản và một niềm vui không bờ bến sẽ là món quà vô giá mà họ - người nghệ sĩ và
đám đông sẽ được cái hiện thực sống động của cuộc đời này ban tặng cho.
Tháng 1 năm 2013
Nguồn : Tác giả gửi đăng
Nguồn : Tác giả gửi đăng
No comments:
Post a Comment